Ông Già Noel

Ông già Noel (có thể viết là Ông già Nô-en) là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh,

giống như cây thông Noel vậy. Hình ảnh tiêu biểu của các ông già Noel là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng với chòm râu trắng và hai hàng ria dài, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", tồn tại trong nhiều văn hoá, đặc biệt ở các nước phương Tây.

Trong tiếng Anh, Ông già Noel được gọi là Santa Claus (Thánh Nicolas), xuất phát từ truyền thuyết về một nhân vật có thật, sống ở thế kỷ thứ 4 tên là Nicolas.

2013 ong_Gia_Noel_1_Minh_hoa_cho_bai_suu_tam_ve_Ong_Gia_Noel_dang_web_071213

Tiếng Pháp gọi là Le Père Noel (nghĩa là Ông cha Noel) vì liên hệ nhiều đến lễ Noel.

Còn trong tiếng Việt, do không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình ảnh cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện vào Noel thì gọi là Ông già Noel cho tiện. Nhiều khi còn được gọi là Ông già Tuyết.

Người ta (đặc biệt là trẻ em) cho rằng Ông già Noel sống và làm việc ở Bắc Cực, nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood như The Polar Express lại càng củng cố niềm tin thơ ngây này. Các quốc gia ở Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland đều tự nhận rằng, xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel nằm ở quốc gia họ. Tuy nhiên, Phần Lan lại một mực cho rằng nhà ở thực sự của ông già Noel là tại Greenland nhưng cũng nhận ông già Noel về phần mình.

Ngày nay, người ta chấp nhận thông tin: Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Myra, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng, hình ảnh đầu tiên về Ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên: A visit from Saint Nicholas (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu, với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sỹ Thomas Nast.Được biết nhân vật lịch sử lâu đời này có thật. Người Pháp gọi là: Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel), người Anh gọi trực tiếp là SANTA CLAUS (Thánh Nicôla) Thánh giám mục, mừng lễ ngày 6 tháng 12 mỗi năm, trước lễ Giáng Sinh gần hai chục ngày.

Người Pháp thân mật gọi Ngài là "Le Père Noel" (ông cha Noel) vì ngài liên hệ nhiều đến lễ Noel, nhất là với trẻ em, đến nỗi sau khi Ngài qua đời đã lâu rồi, mà hình ảnh Ngài còn được lưu truyền cho hậu thế, đầu tiên là ở Châu Âu, rồi tới toàn thế giới qua bóng dáng một cụ già đẹp lão, râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng đỏ, đội mũ chóp đỏ, lưng vác một giỏ lớn đây đồ chơi, bánh kẹo.

2013 ong_Gia_Noel_2_Minh_hoa_cho_bai_suu_tam_ve_Ong_Gia_Noel_dang_web_071213

Người ta còn bày đặt để thi vị hóa, để mua vui cho trẻ em, bằng cách "bắt ông cha Noel đêm 24-12 phải chui qua lò sưởi vào phòng ngủ của các em, bỏ đồ chơi, bánh kẹo vào những chiếc giày các em để bên lò sưởi, hay bỏ vào những chiếc vớ (bit tất) mà các em treo ở chân giường". Đúng ra là cha mẹ các em bỏ vào đó để khuyên dụ các em phải ngoan thì "Cha Noel" mới cho quà! Một kiểu giáo dục!

Sang tới Việt Nam, bà con không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình cụ già râu tóc bạc phơ, gọi là Ông già cho tiện.

Sau đây xin sơ lược vài nét chính về cuộc đời "Cha Noel".

Cậu Nicolas, con trai duy nhất một gia đình qúy tộc giàu có ở Bắc Âu, từ nhỏ đã sống rất nhân hậu, đạo đức, quyết định đi tu, nhưng gia đình neo đơn, cậu phải ở lại nhà để phụng dưỡng cha mẹ già.

Một hôm đi ngang qua một gia đình lối xóm, Nicolas nghe thấy tiếng đàn bà con gái khóc. Cậu ngạc nhiên vì không hề nghe nói có ai đau ốm trong gia đình này? Tới gần, Nicolas nghe thấy cô con gái lớn, gia đình chỉ có hai con gái, vừa khóc vừa than thở rằng: vị hôn phu của cô không chịu làm đám cưới vì gia đình cô nghèo không có của hồi môn (số tiền cô dâu mang theo về nhà chồng). Nicolas lẳng lặng về nhà lấy một túi tiền vàng (thời xưa chưa có tiền giấy) đem sang. Cậu ném "choang" một tiếng vào cánh cửa đóng, rồi nấp sau bụi cây chờ xem kết quả.

Người cha gia đình ra mở cửa:

- Ai gọi cửa đó? Không có ai sao? Ồ túi tiền vàng của ai liệng vào đây? Lạy Chúa, ai liệng tiền vào nhà tôi thế này? Của ai đây?......

Không có ai lên tiếng. Ông đem túi tiền vào nhà mừng rỡ nói:

- Thôi đừng khóc nữa, Chúa ban cho rồi đây!

Thế rồi một tuần lễ sau, đám cưới cô chị được cử hành vui vẻ. Một thời gian sau, Nicolas cũng kín đáo giúp tiền gia đình này để đám cưới cô em được tốt đẹp. Nicolas còn giúp đỡ nhiều gia đình nghèo khó gặp hoạn nạn hay bệnh tật quanh vùng.

Sau khi cha mẹ đã qua đời, Nicolas vào chủng viện, rồi được thụ phong linh mục. Tài sản cha mẹ để lại, cha Nicolas dùng để cứu giúp những gia đình nghèo khó, bệnh tật, gặp hoạn nạn. Cha cũng đặc biệt lưu tâm tới những trẻ em nghèo. Nhất là vào dịp lễ Giáng Sinh, suốt trong thánag 12 mỗi năm, cha có thói quen đem bánh qùa, đồ chơi, tự tay phân phát cho trẻ em nghèo quanh vùng, cũng là để nhắc nhở mọi người là mùa Giáng Sinh đã tới. Từ đó, người ta gọi là Le Père Noel "ông Cha Noel".

Sau này được tấn phong lên hàng Giám mục, và dù đã lớn tuổi, Ngài vẫn giữ thói quen thương yêu, giúp đỡ các trẻ em nghèo, hoặc gặp tai nạn.

Có một buổi sáng trời giá lạnh, Đức cha Nicolas bước vào một quán ăn nhỏ bên đường cách đô thị chừng 15km. Chủ quán nhận ra Đức giám mục liền chào Ngài. Đức cha hỏi: "Quán có gì ăn không?" Chủ quán thưa: "Dạ, có thịt, trứng và bánh mì, nhưng hết mất rượu vang. Xin Đức cha vui lòng ngồi nghỉ chờ con ít phút, con vào trong làng mua rượu".

Chủ quán đi rồi, Đức cha Nicolas xuống bếp, mở nắp khạp thịt, vỗ vào hông khạp và gọi:

- Dậy đi, các con!

Thế là có ba bé trai lùng nhùng từ đống thịt tươi mới ướp muối, liền lại, sống lại và bước ra. Ngài chỉ chỗ cho ba đứa trẻ lấy quần áo mặc vào, rồi lên nhà trên ngồi vào bàn ăn chờ. Thì ra đó là ba bé trai nhà nghèo, chiều hôm trước đi mót lúa ngoài cánh đồng, bị đói lạnh, đã vào quán xin ăn, bị chủ quán giết chết, chặt ra bỏ vào khạp ướp muối để sẽ nấu món ăn bán cho khách. Thánh nhân biết được nên đã tới cứu các cháu.

Lát sau chủ quán về tới, giật mình trông thấy ba đứa bé anh đã giết chết, ngồi cạnh Đức giám mục. Anh sợ hãi qùy xuống trước mặt Ngài thú tội:

- Con nghèo quá nên đã làm bậy, xin Đức Cha tha tội cho con!

Ngài giải tội cho anh, lại còn cho anh một túi tiền để làm vốn và khuyên anh từ nay không được làm điều ác. Sau đó Ngài bảo anh dọn bánh mì, chiên trứng, bốn cha con ăn xong, Ngài dẫn ba đứa bé đi theo về trả lại cho gia đình và cấp dưỡng cho chúng được ăn học.

Những truyện về vị thánh giám mục này còn nhiều, nhưng điều chủ yếu muốn nói đến là Ngài rất gần gũi với lễ Giáng sinh, hay giúp đỡ dân nghèo, đặc biệt là bạn của các thiếu nhi. Dù khi còn ở gia đình, khi đã đi tu, khi làm linh mục hay khi đã thành giám mục, khi còn trẻ hay khi đã râu dài tóc bạc, mỗi mùa Giáng Sinh về Ngài Nicolas lại mang trên lưng một bao lớn bánh mì đầy ắp, đem tới từng nhà chia cho trẻ em nghèo để chúng mừng lễ Giáng sinh. Trẻ em Pháp reo lên: Le Père Noel est là!" (Cha Noel kia rồi!). Pháp có bài ca "Petit Papa Noel", còn Anh và Hoa Kỳ thì "Santa Claus is Coming to Town" (Thánh Nicolas đang xuống phố) và "Mama Sita, I am looking for Santa Claus, It's Christmas Day" (Má Sita ơi, con đang chờ Bố Nicolas, Lễ Giáng Sinh tới rồi).

                                                                                              &&&

Nguồn:

Trích từ Website của Tổng Giáo Phận TPHCM

http://tgpsaigon.net

Trần Thông sưu tầm (08/12/2013)

Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận!

Bạn đang ở trang: Trang chủ Sưu tầm Khác Ông Già Noel