Phát-Xít Đức đã bị kết liễu ngay từ trận chiến Stalingrad (Liên Xô) năm 1942

70 năm đã trôi qua kể từ ngày kết thúc Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Hai (Tháng 04 năm 1945). Với trên 50 triệu người chết, trong đó Liên Xô hơn 27 triệu người, Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Hai là một thảm hoạ của nhân loại.

Mời các bạn xem bài viết sau đây để biết rằng thời đó đã có các quốc gia tham chiến chống Đức Quốc Xã đã toan tính trên tổn thất của đồng minh của mình như thế nào.

Bài viết là của Michael Jabra Carley, Giáo Sư Sử Học tại Đại học Montréal (Canada), đăng trên báo International New York Times ngày 06/05/2015, Thông dịch ra tiếng Việt hầu các bạn.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

SỐ PHẬN CỦA CHỦ NGHĨA PHÁT-XÍT ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT Ở TRẬN STALINGRAD

Ở Văn Phòng Bộ Ngoại Giao Anh, các quan chức lo rằng Hồng Quân đang chiến thắng mà không cần đến sự giúp đỡ của họ.

Vào ngày 03/07/1941, 11 ngày sau khi Đức xâm lược Liên Xô, Ivan M. Maisky, Đại Sứ Liên Xô tại Luân-Đôn, đã gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh Anthony Eden để thảo luận tình hình quân sự và vấn đề quan trọng hơn: sự hợp tác quân sự Xô-Anh. Maisky cho rằng: tấn công Liên Xô là sai lầm lớn nhất của Hitler. Maisky nói rằng “Nước Nga bất tử không thể bị đánh bại”, nhưng cần sự giúp đỡ. Liên Xô đang phải đối đầu với lực lượng Đức Quốc Xã khủng khiếp. Chính Phủ Anh có thể không thực hiện việc đổ bộ lên bờ biển Pháp chăng? Đổ bộ hay không sẽ bộc lộ toan tính của người Anh. Trong số nhiều yêu cầu, đây là yêu cầu đầu tiên của Liên Xô xin Anh mở một mặt trận thứ hai, nhằm giảm bớt sức ép của Đức đối với Hồng Quân.

2015 05 25 IMG 0668R

Vào mùa hè năm 1941, nước Anh chưa sẵn sàng tiến hành đổ bộ lên bờ biển Pháp. Quân đội Anh chưa thắng quân Đức một trận nào dù đã tham chiến 2 năm.

Mùa hè năm đó Anh bắt đầu gửi đồ tiếp liệu, xe tăng và máy bay chiến đấu, nhưng không ở mức độ lớn: chỉ 200 máy bay chiến đấu và vài trăm xe tăng. Số lượng này là quá nhỏ bé so với yêu cầu của Liên Xô. Tổn thất của Hồng Quân Liên Xô chỉ trong 6 tháng đầu của cuộc chiến tranh là không thể tưởng tượng: 3 triệu quân mất tích, chết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh và bị bỏ đói đến chết; 177 sư đoàn bị loại ra khỏi vòng chiến đấu; số thương vong bên dân sự thì rất kinh khủng. Nhưng Hồng Quân vẫn tiếp tục chiến đấu. Trên một bức tường ở Brest Fortress, một người lính bị thương đã viết “ Tôi đang chết nhưng tôi sẽ không đầu hàng”.

Anh nói rằng họ đang làm hết sức mình để giúp Hồng Quân, nhưng công luận Anh không mấy người tin vào lời nói đó. Đại Sứ Anh ở Mạc-Tư-Khoa, Ngài Stafford Cripps đã tố cáo Chính Phủ mình lẩn tránh cuộc chiến tranh, đẩy Hồng Quân Liên Xô vào chổ phải hứng chịu nhiều thương vong. Ông ta nói: công luận Liên Xô tin rằng Anh sẵn sàng “ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng của Liên Xô”.

Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng có ý kiến tệ hại về Nga, nhưng Tổng Thống Franklin D. Roosevelt không chia sẻ quan điểm của các quan chức Bộ này. Ông đã cố gắng phản bác những người có quan điểm chống Liên Xô, và vào tháng 11 năm 1944 ông đã tuyên bố mở rộng chương trình Cho Mượn-Cho Thuê (Lend-Lease program) đối với Liên Xô.

Và rồi vào tháng 12 năm 1941, cục diện đã thay đổi. Hồng Quân đã thắng trận chiến lược ở Mạc-Tư-Khoa, phá tan ý tưởng bất bại của Đức. Ở Bộ Ngoại Giao Anh, các quan chức lo rằng Hồng Quân Liên Xô đang thắng trận mà không cần đến sự giúp đỡ của Anh, vì vậy cuối cùng các quan chức này phải thảo luận hướng tới việc mở mặt trận thứ hai ở Pháp.

Vào tháng 02 năm 1942, chiến thắng của Hồng Quân ở Stalingrad đã kết thúc số phận của Đức Quốc Xã. Và chỉ có một nơi duy nhất cho Anh và Mỹ chiến đấu chống các lực lượng trên bộ của Đức vốn chỉ còn 3 sư đoàn, đó là Bắc Phi.

Tổng Thống Roosevelt (Mỹ) cuối cùng cũng đã đặt được chân đến hội nghị Tehran vào tháng 11 năm 1943, Ông ta đã cam kết với Thống Chế Stalin (Liên Xô) rằng một mặt trận thứ hai sẽ được mở. Thủ Tướng Churchill (Anh) đã phản đối nhưng không có kết quả. Hoạch định cho việc đổ bộ lên Normandy trở thành ưu tiên. Vào lúc các Đồng Minh Phương Tây đổ bộ lên Pháp vào tháng 06 năm 1944 thì số phận của phát-xít ở Châu Âu đã được định đoạt xong rồi. Nhưng thà muộn còn hơn không. Stalin đã vui mừng thấy được một số hỗ trợ cho quân mình. Nếu Anh và Mỹ cuối cùng không nhảy vào cuộc chiến ở Pháp, thì các chiến sĩ Hồng Quân Liên Xô đã lội vào các vùng biển giữa Anh và Pháp, vốn là chuyện các Đồng Minh Phương Tây lo ngại nhất. Châu Âu lẽ ra đã được giải phóng bởi chỉ một mình Hồng Quân Liên Xô.

                                                                                ###

Michael Jabara Carley
Giáo sư sử học tại Đại học Montréal (Canada)
Bài đăng trên báo “International New York Times"
Số ra ngày 06/05/2015

 

(Trần Thông
dịch 17.05.2015)

Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận!

Bạn đang ở trang: Trang chủ Tư liệu Tư liệu khác Phát-Xít Đức đã bị kết liễu ngay từ trận chiến Stalingrad (Liên Xô) năm 1942